Chăm sóc - sử dụng2023-07-11

Làm gì sau phẫu thuật hậu môn nhân tạo?

Van Chi

TOPCONS

Tư vấn & Thiết kế chuyên nghiệp

Việc đeo một hậu môn nhân tạo sau phẫu thuật không hề đáng sợ. Cùng điểm qua một vài điều nên làm sau phẫu thuật nhé.

Việc đeo một hậu môn nhân tạo sau phẫu thuật khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy hoang mang, lo lắng sau, không thể hòa nhập được với mọi người. Bài viết này sẽ giúp bạn sẽ giúp bạn thấy rằng sống chung với nó không hề đáng sợ và cô đơn.

Tổng quan về hậu môn nhân tạo

Nếu ruột của bạn cần được chữa lành sau một vấn đề sức khỏe hay cần phải cắt bỏ một phần vì tình trạnh hay bệnh tật, bạn có thể cần đeo một túi hậu môn nhân tạo để hỗ trợ quá trình bài tiết của chính mình.

Trong quá trình phẫu thuật, phần cuối của đại tràng (ruột) được các bác sĩ đưa qua một lỗ trên thành bụng để tạo nên một "lỗ thoát". Đây là nơi mà chất thải của quá trình tiêu hóa sẽ thoát ra. Không giống như hậu môn tự nhiên, lỗ thoát mới tạo thành không có cơ hoặc đầu dây thần kinh. Vì vậy, bạn không thể kiểm soát thời gian đi vệ sinh của mình. Thay vào đó, bạn sẽ cần một chiếc túi, được gọi là túi hậu môn nhân tạo hay túi thải, giúp bạn thu gom chất thải khi nó đi ra ngoài.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà bạn sẽ phải đeo nó trong một thời gian ngắn hay đeo vĩnh viễn. Việc đeo một túi ở trước bụng có thể mất một khoảng thời gian ngắn để làm quen nhưng hầu hết mọi người đều có thể thích ứng và sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Vệ sinh hậu môn nhân tạo

Túi hậu môn nhân tạo có bao nhiêu loại?

Một loại túi không thể phù hợp với tất cả mọi người. Do đó công ty cung cấp vật tư y tế đã cho ra mắt nhiều mẫu túi khác nhau đáp ứng với nhiều yêu cầu sử dụng để bệnh nhân lựa chọn.

  • Túi hậu môn nhân tạo một mảnh: Hệ thống này có phần túi và đế dán dính liền nhau, được gắn bằng chất kết dính nhẹ. Khi bạn cần thay một chiếc túi mới, bạn cần tháo toàn bộ túi ra và thay thế bằng một chiếc túi mới.
  • Túi hậu môn nhân tạo hai mảnh: Gồm một tấm đế vừa khít xung quanh lỗ thoát và một túi riêng biệt. Sau 2 – 3 ngày, bạn chỉ cần tháo phần túi ra và dán túi mới lên phần đế cũ.
  • Túi kín hay còn gọi là túi dùng một lần: Những túi loại này phù hợp với bệnh nhân có chất thải rắn. Túi rất tiện lợi cho các hoạt động ngoài trời, bạn sẽ không cần lo lắng nó bị rò rỉ. Tuy nhiên vì túi kín nên bạn cần thay nó khi túi đây, thông thường là 2 lần/ngày.
  • Túi có lỗ thoát nước hay túi dùng nhiều lần: Đây là loại túi phù hợp nếu chất thải của bạn thường là dạng lỏng. Túi có lỗ để bạn có thể xả thải khi đầy. Và cũng như túi những túi khác, chúng cần được thay đổi sau mỗi 2 hoặc 3 ngày.
  • Túi mini: Đây là những chiếc túi nhỏ bạn chỉ đeo trong một khoảng thời gian ngắn.

Hãy tìm kiếm lời khuyên từ các bác sĩ để lựa chọn được loại túi phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Làm quen với việc đeo túi mỗi ngày

Các bác sĩ và y tá sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc túi hậu môn của mình. Nhưng đây là một số mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày của mình:

Quyết định cách chia sẻ tin tức với bạn bè, người thân. Bạn có thể cảm thấy bớt ngượng ngùng hơn nếu cho người thân biết về túi mình đang đeo hoặc nói về nó với bạn bè. Bạn cũng có thể quyết định nói với sếp hoặc đồng nghiệp của mình trong trường hợp bạn cần sự giúp đỡ hoặc thông cảm của họ trong công việc.

Trò chuyện thẳng thắn. Hỏi người thân và bạn bè xem họ có thể nhìn thấy túi dưới lớp quần áo hoặc nghe thấy tiếng động mà nó tạo ra không. Bạn có thể nhận ra rằng mình đang lo lắng nhiều hơn mức cần thiết.

Trò chuyện với bạn bè, người thân

Có nhiều cách để giấu túi đi. Ví dụ: bạn có thể xả thải cho túi của mình sau khi túi đã đầy một phần ba để túi không bị lộ ra ngoài quần áo của bạn. Việc xả thải sớm cũng giúp bạn ngăn ngừa hiện tượng rò rỉ và khả năng sinh mùi hôi trong quá trình đeo.

Mặc những gì bạn muốn. Bạn không cần quần áo chuyên dụng để đeo túi, hãy mặc bình thường như trước khi làm phẫu thuật. Nếu bạn quá lo lắng, một số công ty sản xuất các sản phẩm hỗ trợ để cố định túi của bạn như dây đeo.

Bạn có thể có một đời sống tình dục tốt. Mặc dù ban đầu bạn có thể cảm thấy ngượng ngùng nhưng hãy cố gắng thư giãn. Thay đổi túi của bạn ngay trước khi bạn thân mật. Bạn cũng có thể tháo túi ra và sử dụng tạm thời một nắp lỗ khí nhỏ để thay thế.

Duy trì vận động. Bạn vẫn có thể tập thể dục. Trao đổi với bác sĩ của bạn về thời điểm nên mặc quần áo hỗ trợ hoặc tấm chắn bằng nhựa cứng được gọi là tấm bảo vệ lỗ khí.

Sống chung với hậu môn nhân tạo

Hãy cho bản thân thời gian để làm quen với thức ăn. Một số thực phẩm có khả năng gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Hãy thử chúng ở nhà từng cái một để bạn biết cơ thể mình sẽ phản ứng như thế nào.

Thử các loại thực phẩm khác nhau

Cuối cùng, hãy luôn mỉm cười. Đừng lo lắng nếu bạn gặp một hoặc hai khoảnh khắc khó xử khi đang làm quen với túi của mình. Điều đó là bình thường, bất kỳ người nào đeo túi đều gặp phải cả. Bạn có thể xử lý nó tốt hơn nếu bạn có thể giữ được khiếu hài hước của mình.

Luôn mỉm cười

Tổng kết

Bạn có thể thấy, đeo túi hậu môn nhân tạo hằng ngày không đáng sợ như những gì bạn nghĩ. Mặc dù ban đầu có thể cảm thấy hoang mang và lo lắng, nhưng khi bạn hiểu và thích nghi với việc sử dụng túi, nó có thể trở thành một phần bình thường trong cuộc sống của bạn.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé.

Miền Bắc

Hotline: 0924.358.702

Trụ sở: 293 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội

Email: info@haumonnhantaovn.com

Miền Nam

Hotline: 0901.760.700

Chi nhánh: 612 Trương Công Định, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@haumonnhantaovn.com